Chuyển đến phần nội dung

“Thông số” có ý nghĩ gì đối với PC

Nguyện

Khi mọi người hỏi các thông số của PC bạn là gì? Nó có ý nghĩ gì và tại sao nó lại quan trọng?

Hôm nay, mình sẽ đi qua các câu hỏi này và bạn sẽ có được những thông tin quan trọng từ những câu trả lời đó. Nào cùng nhau trả lời các câu hỏi trên nào!!

“Thông số PC” có ý nghĩ là gì?

“Thông số” là viết tắt của từ “thông số kỹ thuật”, thường dùng để nói các thông số kỹ thuật của máy móc thiết bị điện tử. Từ này chủ yếu được dùng cho các phần cứng PC nhưng cũng được dùng nhiều trong các đồ thiết bị điện tử khác đi kèm với các loại thông số kỹ thuật cụ thể.

Ví dụ như mọi người thường hay bàn luận về “thông số kỹ thuật” của xe hơi và các động cơ khác ngoài các phần cứng PC.

Thông số kỹ thuật PC là gì? Tại sao chúng lại quan trọng?

Khi ai đó đề cập đến thông số kỹ thuật PC, có nghĩ họ muốn biết các phần cứng PC của bạn là bao gồm những gì.

Khi bạn biết được PC của bạn có những phần cứng nào, bạn sẽ tối ưu được hiệu năng PC của bạn bằng cách nâng cấp các linh kiện bên trong PC của bạn. Ví dụ như laptop của bạn thường chỉ có thể nâng cấp bộ nhớ trong (RAM) hoặc nâng cấp dung lượng máy lên. Nhưng đối với máy tính bàn, bạn có thể nâng cấp bằng cách thay bộ nguồn mới, CPU mới, card đồ hoạ mới và còn có thể nâng cấp nhiều thứ khác nữa.

Cốt lõi của thông số kỹ thuật PC bạn cần phải hiểu

CPU

CPU (Central Processing Unit) thường được biết là bộ vi xử lý trung tâm. Việc nắm bắt rõ CPU của bạn như thế nào là khá quan trọng trong việc tối ưu hiệu suất PC của bạn. Bởi vì CPU hầu như làm hết mọi việc khi bạn sử dụng PC, thậm chí nó còn làm các tác vụ liên quan đến sử dụng nhiều GPU như chơi game.

Việc xác định được sức mạnh của CPU sẽ hơi khó khăn nếu bạn không sử dụng các bài test benchmark và không rành các thông số của mẫu CPU mà bạn đang dùng. Các thông số kỹ thuật quan trọng của CPU thường là số lượng nhân và tốc độ xung nhịp nhưng chúng thường không nói lên nhiều được hiệu năng của CPU mà bạn mong muốn

Để biết được các nhân và tốc độ xung nhịp của CPU bạn đang dùng nhanh như thế nào, bạn nên so sánh hiệu năng với một CPU khác có cùng thế hệ và kiến trúc. Sau khi bạn biết được tốc độ CPU của mình đến đâu, thì lúc đó bạn sẽ biết được mình cần chọn CPU nào để nâng cấp để phù hợp với nhu cầu dùng của bạn

GPU

GPU ( Graphics Processing Unit) được biết là bộ vi xử lý đồ hoạ hoặc thường được gọi là card đồ hoạ. GPU của bạn sẽ quyết định đảm nhiệm các tác vụ liên quan liên quan đến đồ hoạ như chơi game, làm 3D và các công việc khác cần đến sức mạnh của GPU. GPU có thể bị nghẽn cổ chai do CPU yếu hơn, đây là mối lo ngại đối với các game thủ và những người sử dụng các phần mềm cần tối ưu sức mạnh của GPU.

Để đánh giá mức hiệu suất của GPU, bạn cần phải test các bài benchmark tiêu chuẩn trên con card của bạn

RAM

RAM ( Random Access Memory) là một trong những thông số kỹ thuật khá đơn giản nhưng cũng không kém quan trọng. Chúng quyết định tốc độ nhanh hay chậm PC của bạn dựa trên số lượng bộ nhớ trong là bao nhiêu.

“16GB DDR5-2400 CL16” thông tin này không chỉ đơn giản là danh sách thông số của bộ nhớ trong mà nó còn là thước đo về cách hoạt động của RAM mà bạn có mong đợi hay không? Dung lượng bộ nhớ trong càng cao thì bạn sẽ thoải mái sử dụng đa tác vụ một lúc nhưng không bị giật lag. Tốc độ bộ nhớ trong cũng khá quan trọng, đối với game thủ thì thông số này sẽ khá quan trọng bởi vì tốc độ bộ nhớ trong càng cao thì trải nghiệm chơi game của bạn càng mượt.

Dung lượng

Dung lượng PC của bạn cũng là một thông số kỹ thuật có tầm ảnh hưởng không ít. Ngoài việc cần biết dung lượng ổ cứng của bạn là bao nhiêu, bạn cũng cần phải biết loại ổ cứng lưu trữ đang sử dụng là loại gì.

Dưới đây là danh sách các loại ổ cứng có tốc độ từ chậm nhất đến nhanh nhất:

  • Ổ cứng HDD 5400 RPM là một ổ cứng có tốc độ chậm với kích thước 2.5 inch (nhỏ hơn kích thước thông thường là 3.5 inch)
  • Ổ cứng HDD 7200 RPM, ổ cứng này có tốc độ khá nhanh so với ổ cứng HDD
  • Ổ cứng SSHDD, là ổ cứng thể rắn. Chủ yếu là ổ cứng HDD nhưng có một số lượng bộ nhớ đệm SSD để giúp tăng tốc độ hiệu suất trong một số tình huống
  • Ổ cứng SSD SATA, là loại ổ cứng thể rắn cao cấp nhưng vẫn đưa ra tốc độ nhanh hơn nhiều so với một ổ cứng HDD tốt nhất. Ổ cứng rất lý tưởng cho những ai đang bắt đầu build PC
  • Ổ cứng SSD NVME Gen 3, ổ cứng này sở hữu tốc độ truyền dữ liệu rất cao nhờ sử dụng băng thông PCI Express. Bạn sẽ không thấy được sự khác biệt nếu lượng dữ liệu tải ít, mặc dù tốc độ đọc và ghi của ổ cứng này cao hơn nhiều so với ổ cứng SSD SATA.
  • Ổ cứng SSD NVME Gen 4 trở lên thì lại có tốc độ nhanh hơn nhiều với phiên bản băng thông PCI Express mới. Đối với những ai có công việc cần tải dữ liệu nhiều hoặc muốn cải thiện tốc độ chạy game nhanh hơn thì mới cần đến ổ cứng này

Những thông số kỹ thuật “phụ” của PC

Những thông số kỹ thuật đã phân tích ở bên trên là một trong những thông số rất quan trọng đối với việc thể hiện hiệu năng PC của bạn, và đó là những thông số mà mọi người thường hỏi nhiều khi họ muốn biết về thông số PC của bạn.

Tuy nhiên, có một số phần cứng khác trong PC của bạn cũng cần được nhắc tới.

Bo mạch chủ

Bo mạch chủ được coi là mạch tuỷ sống của PC bởi vì nó là thứ kết nối mọi phần cứng khác hoạt động chung một hệ thống. Bo mạch chủ của bạn sẽ quyết định liệu CPU có thể ép xung được hay không, bạn có thể nâng cấp CPU nào để hợp với bo mạch chủ của bạn. Đồng thời nó sẽ cho bạn nâng cấp dung lượng bộ nhớ trong và ổ cứng lưu trữ.

Nếu bạn đã có sẵn PC, bạn cần phải tìm hiểu rõ phiên bản và thông số của bo mạch chủ hiện tại của bạn để đưa ra những lựa chọn nâng cấp phù hợp và tối ưu nhất.

Case (Vỏ PC)

Vỏ PC có thể coi là một thứ để chứa mọi linh kiện phần cứng bên trong. Vỏ PC của bạn cũng quyết định  về số lượng ổ cứng bạn muốn chứa và độ hiệu quả tản nhiệt làm mát các linh kiện của bạn. Nó sẽ tuỳ thuộc vào vỏ PC bạn tính mua, liệu nó có đủ rộng và có nhiều chỗ để bạn gắn quạt tản nhiệt không? Khi bạn mua một vỏ PC tốt, bạn sẽ thoải mái không lo về việc thiếu chỗ gắn ổ cứng lưu trữ và cũng như khả năng tản nhiệt làm mát.

PSU (Nguồn)

Gần đến cuối danh sách các linh kiện PC nhưng không kém quan trọng bởi nó là nguồn cấp sự sống cho cả PC của bạn. Mỗi PC đều cần có một PSU để cung cấp điện cho mọi linh kiện khác hoạt động. Việc xác định PSU đó có đủ công suất cấp điện ổn định hay không, bạn cần phải biết rõ những linh kiện khác bạn đang dùng sẽ tiêu hao điện như thế nào. Bạn nên mua một PSU có dư công suất cấp điện so với tổng điện tiêu thụ của các linh kiện, như vậy bạn cũng sẽ không lo lắng sợ không cấp đủ nguồn khi bạn nâng cấp GPU (là linh kiện ngốn điện nhất trong PC).

Tản nhiệt CPU

Cuối cùng là tản nhiệt CPU, là một linh kiện không kém quan trọng trong việc làm tăng hiệu năng CPU của bạn. Bộ tản nhiệt CPU của bạn thường sẽ có dạng một cục tản nhiệt làm bằng đồng hoặc nhôm được gắn chung quạt làm mát hoặc ở một dạng khác là tản nhiệt bằng chất lỏng.

Nếu PC của bạn đã có bộ tản nhiệt nước (AIO) thì bạn không cần phải nâng cấp hệ thống làm mát của mình bởi nó đã dư sức tản nhiệt CPU cho dù bạn đang dùng loại dòng CPU ăn nhiều điện. Nhiều người vẫn đang tranh cãi giữa tản nhiệt bằng khí và tản nhiệt bằng nước thì cái nào hiệu quả hơn. Tản nhiệt bằng khí vẫn đang làm tốt nhiệm vụ giữ cho CPU không bị quá nhiệt nếu CPU của bạn không dùng quá nhiều điện. Để đảm bảo bộ tản nhiệt luôn làm tốt nhiệm vụ của nó, bạn chỉ cần thay keo tản nhiệt định kỳ.

Nguồn: cgdirector