Mọi thứ cần biết về màn hình OLED
By admin
Bạn có bao giờ thắc mắc tại sao màn hình OLED lại “đặc biệt” và tại sao nó cực kì…. ĐẮT!!
Đây là câu hỏi mà mình sẽ phân tích kỹ qua và sau khi bạn đọc hết bài viết này. Bạn sẽ có kiến thức rõ ràng hơn về màn hình OLED và liệu chúng có phù hợp với nhu cầu sử dụng của bạn không.
Màn hình OLED là gì?
Màn hình OLED là màn hình được trang bị với tầm nền màn hình OLED. OLED viết tắt là “Organic Light Emitting Diode”. Giống như tấm nền LCD (TN, IPS, VA tiêu chuẩn), OLED là màn hình có điểm ảnh cố định nhưng không được tạo ra bằng LCD (Màn hình tinh thể lỏng).
Pixel cố định có nghĩ là tất cả các pixel trên OLED đều là vật thể. Các tấm nền dựa trên OLED và LCD là các dạng màn hình pixel cố định, chúng thường hiển thị đẹp nhất khi chúng ở độ phân giải gốc và đầy đủ. Tất cả các màn hình pixel cố định đều gặp sự cố về tỷ lệ độ phân giải gốc. Đặc biệt là khi nội dung đó không thể chia tỷ lệ đồng đều thành độ phân giải gốc.
Điều này trái ngược với công nghệ CRT truyền thống (Cathode Ray Tube), được sử dụng trong TV ống cổ điển và màn hình PC to dày trong những năm 90. Những công nghệ hiển thị cũ này hoạt động theo cách gần giống máy chiếu hơn. Như vậy sẽ giúp cho chúng hiển thị ảnh gốc tốt hơn mà không làm giảm chất lượng ảnh quá mức. OLED có thể chia se một mảng pixel cố định chúng với màn hình LCD, nhưng điểm tương đồng chỉ dừng lại ở đó. Bây giờ cùng tìm hiểu xem điều gì khiến OLED thực sự khác biệt so với những màn hình khác.
Điều gì làm cho màn hình OLED khác so với các màn hình khác?
Những lợi ích của màn hình OLED
Độ tương phản tốt nhất, làm mờ vùng lân cận và HDR
Tái tạo màu sắc tuyệt vời
Tốc độ làm mới cao, thời gian phản hồi thấp và độ trễ đầu vào
Những hạn chế của màn hình OLED
Tăng nguy cơ cháy màn hình
Mặc dù OLED rất tuyệt vời nhưng lỗ hỏng cơ bản lớn nhất của nó là nguy cơ cháy màn hình cao. Hiện tượng cháy màn hình có thể xảy ra ở các loại tấm nền khác nhưng OLED dễ bị hiện tượng này hơn các tấm nền khác. Tuy nhiên, có nhiều cách để tránh hiện tượng này bằng cách tắt màn hình khi không sử dụng và không để màn hình tiếp xúc với các thành phần màn hình tĩnh trong nhiều giờ cùng một lúc.
Ngoài ra, một nghiên cứu của RTINGs từ năm 2019 với hơn 9000 giờ sử dụng cho thấy rằng phải mất rất nhiều nỗ lực để TV OLED hình thành hiện tượng cháy màn hình. Mặc dù bạn vẫn nên thực hiện các bước này với tư cách là chủ sở hữu màn hình OLED nhưng bạn không nhất thiết phải căng thẳng về điều này.
Giá thành cao hơn so với các tấm nền khác
Trong bài viết này, đa số là mình nói về những điểm tốt của màn hình OLED, nhưng một lỗ hổng nghiêm trọng mà mình muốn chỉ ra là OLED thường có giá cao hơn rất nhiều so với các màn hình khác, thậm chí hơn IPS và các tấm nền cao cấp khác. Ngay cả những màn hình và TV OLED rẻ nhất cũng đã có giá khởi điểm là 500 USD và có thể lên tới hàng nghìn USD đối với loại cao cấp.
Giới hạn lựa chọn
Nói về điểm yếu cuối cùng màn hình OLED đó là bị giới hạn lựa chọn!
Không có nhiều nhà sản xuất là thực sự làm về OLED nhưng nếu có, họ thường sản xuất TV hoặc một số màn hình OLED với phiên bản giới hạn. Điều này có nghĩ là ít cạnh trạnh và sự đa dạng tổng thể của màn hình OLED bị hẹp lại.
Những điều bạn NÊN và KHÔNG NÊN làm trên một chiếc màn hình OLED
NÊN LÀM: công việc hình ảnh, chỉnh sử video và sản xuất nội dung HDR
Màn hình OLED được điều chỉnh để có ga màu cao và độ chính xác màu sắc cao, sẽ rất phù hợp với mọi công việc sáng tạo nội dung, đặc biệt là sản xuất nội dung HDR với sự hỗ trợ của HDR. Vì OLED mang lại trải nghiệm xem HDR tốt nhất nên chúng cũng có thể mang lại trải nghiệm chỉnh HDR tốt.
NÊN LÀM: Gaming
Màn hình OLED có thể điều chỉnh để có được trải nghiệm gaming tốt nhất, đặc biệt khi chạy ở tần số 120Hz trở lên. Tất cả những ưu điểm về chất lượng hình ảnh của OLED đều đã toả sáng trong nhiều tựa game mà không gây ra độ trễ đầu vào hoặc bị mờ chuyển động pixel do thời gian phản hồi chậm.
NÊN LÀM: Công cụ phương tiện cho Media
OLED là một công cụ tuyệt vời, đặc biệt cho những người làm về phim ảnh và sáng tạo nội dụng video chất lượng cao (đặc biệt có hỗ trợ HDR). Với phạm vi màu đen và độ tương phản sâu nhất mà OLED có thể tạo ra, việc bổ sung thêm các công nghệ hiển thị cao cấp như HDR sẽ mang lại trải nghiệm xem chân thật nhất có thể.
KHÔNG NÊN LÀM: Kéo dài các ứng dụng trên thanh công cụ PC
OLED không nên tiếp xúc với các yếu tố tĩnh, chẳng hạn như thanh tác vụ (taskbars) không thể di chuyển được hoặc tự ẩn hoặc windows mở trong nhiều giờ liên tục. Điều này làm tăng nguy cơ cháy màn hình và những ca làm việc dài của máy tính với nội dung chủ yếu là tĩnh thì có thể là sẽ gây hại đến màn hình OLED.
KHÔNG NÊN LÀM: Hình nền tĩnh hoặc để chế độ màn hình chờ
Do nội dung tĩnh làm tăng nguy cơ cháy màn hình, nên sử dụng OLED để hiển thị hình nèn tĩnh hoặc để chế độ màn hình chờ là điều tuyệt đối cấm kỵ
KHÔNG NÊN LÀM: Để nguồn bật khi không sử dụng
Do rủi ro cháy màn hình nói chung sẽ cao hơn nên tắt OLED khi không sử dụng là một cách tốt để đảm bảo tuổi thọ của màn hình được kèo dài hơn mà không phát sinh hiện tượng cháy màn hình.
Nguồn: cgdirector