BỘ SƯU TẦM TƯỢNG GỐM BIÊN HÒA

BỘ SƯU TẦM
TƯỢNG GỐM BIÊN HÒA

LIÊN LẠC QUA FACEBOOK

      Đến một độ tuổi nào đó, ta thường chợt nhớ về những ký ức của tuổi thơ, nhớ lại thuở còn là cậu học trò bé nhỏ của trường Tiẻu học Trịnh Hoài Đức. Những giờ ra chơi thường nhìn qua hàng rào xem các chú ,các anh của Trường Kỹ Thuật Biên Hoà leo trèo tập thể thao bên cạnh … Để rồi hơn mười lăm năm trôi qua, những món đồ gốm xuất phát từ ngôi trường danh tiếng này đã được bạn bè cất công tìm kiếm, lặn lội khắp nơi và cũng nhờ cái duyên mà những bức tượng màu men đá đỏ, những cặp bình màu xanh Vert, những phù điêu trắng ta hoả biến đã tạo nên một sự phong phú cho bộ sưu tập VERT DE BIÊN HOÀ vang bóng một thời…

LỜI MỞ ĐẦU

TƯỢNG CÔNG GIÁO

TƯỢNG QUAN CÔNG

MỤC LỤC 

CÁC TƯỢNG KHÁC...

BÌNH GỐM, CHUM, CHÓE...

TƯỢNG PHẬT GIÁO

TƯỢNG BỒ ĐỀ ĐẠT MA

TƯỢNG PHẬT GIÁO

Một bức tượng với kích thước thật khủng cho dòng gốm Biên Hoà. Một màu men với sắc đỏ lung linh như dòng dung nham cuộn chảy… Một gương mặt từ bi, độ lượng, bác ái khiến ta có cảm giác nhẹ nhàng lâng lâng... Để bao nỗi ưu tư phiền muộn đều trôi đi thật nhẹ…

 Hoạ sĩ Nhâm Văn Hán có bình luận: Cái hay biến hóa của tự nhiên “ Vô ý nhưng tự tâm”. Cũng ở bức tượng lớn có màu men trắng ta này, sự biến hỏa khiến cho tà áo màu trắng lại ẩn chứa sắc xanh cùng với ánh mắt từ bi của Ngài toát ra sự độ lượng cho chúng sinh. Đó cũng là cái đẹp, cái hay của dòng tượng Phật giáo của gốm Biên Hoà xưa…

Với kích thước thật khủng cùng màu xanh Coban hoả biến lung linh chuyển sang sắc tím để bức tượng trở nên thật đẹp dưới ánh sáng phản chiếu vào tạo nên vẻ đẹp huyền bí cho dòng tượng gốm Biên Hoà xưa…

   Tuy không trổ hoa như màu xanh Vert nhưng màu trắng ngà của những con voi rừng già Châu Phi lại rất phù hợp khi khoác lên tà áo cho những tượng Phật, để càng xem, càng cuốn hút người nhìn, rồi sau đó cảm nhận được tính sang trọng, cao quý của một tác phẩm…

  Với chiếc áo màu xanh Vert trổ hoa vàng đều hiếm có. Dưới ánh sáng tỏa ra. Chiếc áo của Ngài chợt lung linh tràn ngập sắc hoa vàng để rồi như có phép màu cho bức tượng có kích thước và khối lượng khá nặng chợt chuyển màu từ xanh hoá vàng… Màu vàng của những cánh đồng lúa chín, của sự ấm no, của sự bác ái, từ bi, độ lượng… Đó cũng là điều kỳ lạ cho sắc men Vert de Biên Hoà…

Văn Thù Bồ Tát
    Cũng là sự tạo hình giữa người và thú cực kỳ khéo léo. Cũng là màu xanh Vert đặc trưng của dòng gốm Biên Hoà để rồi cho ta mỗi khi ngắm nhìn và rồi sau đó cảm nhận cái uy lực trí tuệ của loài sư tử xanh, loài thú chúa của những khu rừng xanh thẫm…

    Địa Tạng Vương Bồ Tát
Một bức tượng ít phổ biến vì có thể số lượng làm ra không nhiều nhưng giữa người và thú là sự tạo hình khéo léo cộng với màu men đặc trưng của gốm Biên Hoà đã làm nên sự độc đáo hiếm có của pho tượng…

 Đỉnh cao của thú chơi gốm Biên Hoà cũng vẫn là tượng. Nhiều khi người chơi phải tốn rất nhiều công sức mới sở hữu được nhất là những bức tượng vô cùng độc đáo được nắn từ đôi tay khéo léo trong những giờ phút xuất thần để lại cho thế hệ sau của chúng ta khi được tận mắt ngắm nhìn cũng đều thốt lên: “Tượng gốm Biên Hoà quá đẹp! Quá tuyệt vời! “

TƯỢNG GỐM BIÊN HOÀ : Sắc men Hoàng đế.

TƯỢNG GỐM BIÊN HOÀ : Sắc men Hoàng đế.

Sắc men hoàng đế.
   Tuy không phải là màu men chủ đạo của gốm Biên Hoà nhưng càng về sau, sắc men hoàng đế ở những bức tượng xưa càng ngắm càng mê, càng nhìn càng say đắm..

TƯỢNG BỒ ĐỀ ĐẠT MA

Với tác phẩm cao gần 1m này, ông đã lột tả thật tỉ mỉ bức chân dung ngài Đạt Ma bằng đôi mắt,
hàm râu cực kì ấn tượng...

Sự tôn sủng thần tượng Đạt Ma thôi thúc Ông mở một cái lò gốm nho nhỏ tại nhà.. Từ đó Ông để hết tâm trí vào những bức tượng về Ngài. Không như những người thợ khác chỉ biết rập theo khuôn mẫu, còn Ông không ngừng sáng tạo theo trí tưởng tượng của mình. Và thế là những tác phẩm có một không hai lần lượt ra đời...

Cái độc đáo ở bức tượng này là người thợ chỉ vuốt tay mà không làm láng, với màu men tự pha chế và đặc biệt không tim thấy lỗ thoát hơi, và điều kỳ diệu ở chỗ Ngài vẫn ung dung tự tại như cho mọi người thấy
"Lửa vẫn không làm ta chùn bước..."

Tiếng súng lặng yên, một trang sử được lật qua. Những người thợ của trường MT lặng lẽ trở về nhà, và cuộc sống với cơm áo gạo tiền khiến họ tiếp tục tìm lối đi cho riêng mình. Với riêng Ông, niềm đam mê gốm đã ăn sâu vào trong tâm trí, chảy hòa cùng huyết quản và tuy những khuôn tượng gốm không còn nhưng với tay nghề đang chín rộ và cuộc sống chỉ kéo dài thêm sau thời khắc lịch sử vài năm, Ông đã để lại cho đời sau một bộ sưu tập Đạt Ma Sư Tổ được nắn bằng tay " độc nhất vô nhị" với đủ các kích cỡ, từ nhỏ bằng bàn tay cho đến cao gần một mét mà một người khiêng không nỗi...

TƯỢNG QUAN CÔNG

Có thể con ngựa chiến Xích Thố nổi tiếng của Quan Công cũng cần phải được nghỉ ngơi nên ngưởi thợ gốm xưa cũng đã mạnh dạn thay vào đó một con Bạch mã uy nghi, cũng là vật cưỡi của các bậc thánh nhân, anh hùng...

Một bức tượng Quan Công cưỡi ngựa Xích Thố .Một cái mộc Axe của trường Mỹ Thuật đóng hơi mờ.
      Nét uy dũng của vị tướng tài ba tham gia nhiều trận mạc được người nghệ nhân gốm BH thể hiện vô cùng sinh động... Các màu men đặc trưng của gốm xưa được trau chuốt, tô điểm thật kĩ: Gương mặt đỏ bừng, chòm râu dài uy nghi, bộ trang phục với những đường nét cham khắc tỉ mĩ. Đăc biệt toàn thân ngựa Xích Thố được phủ men đá đỏ hỏa biến dưới ngọn lửa lò khiến người xem tận mắt có cảm giác cùng Ngài xông pha trong khói lửa...

Người chơi gốm hầu như ai cũng muốn được sở hữu sản phẩm gốm men được hoả biến vì những nét đặc trưng độc đáo. Rất khó tìm ra hai tác phẩm giống nhau ở màu men. Cái độc đáo hơn nữa là sự hoả biến toàn thân
của bức tượng Quan Công cao hơn nữa mét của dòng gốm Biên Hoà góp phần cùng với màu xanh Vert, đá đỏ…
để tạo nên sự vang bóng của một thời lừng lẫy…

TƯỢNG CÔNG GIÁO

   Tìm được các bức tượng về Chúa Jesu hay Đức mẹ Maria cực kỳ khó, vì các lò gốm Nam bộ xưa không chú trọng đến việc làm tượng Công giáo. Thỉnh thoảng chỉ có đơn đặt hàng từ phía người Pháp cho trường Mỹ Thuật một vài mẫu tượng nhưng họ lại kiểm tra sản phẩm rất khắt khe. Và rồi những bức tượng bị lỗi lại được họ đem về cất giữ, tôn thờ và truyền lại cho chúng ta sự phong phú về dòng gốm Biên Hoà một thời vang bóng…

CÁC TƯỢNG KHÁC...

BÌNH GỐM, CHUM, CHÓE...

BÌNH CHỮ PHÚC - Với bộ ba bình chữ Phúc này. Cỡ trung cũng đã ít thấy, còn cỡ đại mà một người khiêng cũng xính vính này lại là hàng hiếm hơn vì khi làm ra thường bị hư, bị lỗi…

GỐM VIỆT- NHỮNG CẶP BÌNH BỊ LỖI.
     Với cặp chân đèn này, người bán thì nói Tổ tiên để lại. Người mua thì nghĩ là đồ Bình Dương - Sông Bé cũng khoảng 80 năm. Người chơi thì cứ thấy hay , thấy đẹp là lấy thôi…

Khi thời gian trở nên vô tận...
Khi áp lực công việc và những đơn đặt hàng không còn...
Khi có người bạn chuẩn bị mở lò tìm hướng đi cho riêng mình... Và khi tay nghề đang ở độ tuổi chín rộ... Thế là họ quây quần bên nhau, người nắn, người xoay, người pha chế men...Và rồi tác phẩm với kích cỡ thật khủng " Rồng trên gốm Biên Hòa" ra đời...